18
2021
Khu Tây TP.HCM: ‘Mỏ vàng’ còn sót lại cho giới đầu tư bất động sản
Với ưu thế về giá đất, quỹ đất phong phú… khu Tây của TP.HCM (nổi bật như quận 8, Bình Tân, Bình Chánh) đang là địa điểm được giới phát triển bất động sản và nhà đầu tư có tầm nhìn xa lựa chọn.
Xem thêm thông tin:
- DỰ ÁN AIO CITY TÊN LỬA BÌNH TÂN – TẬP ĐOÀN HOA LÂM
- BẤT ĐỘNG SẢN KHU TÂY TP. HCM CÓ CƠ HỘI TẠO SÓNG TRONG NĂM 2020?
- TIẾN ĐỘ NHÀ MẪU AIO CITY THÁNG 05/2020
- ĐỊA ỐC BÌNH TÂN HƯỞNG LỢI NHỜ LỰC ĐẨY CHÍNH SÁCH VÀ HẠ TẦNG
Thị trường tịnh tiến bền vững
Những năm trở lại đây thị trường khu Đông và khu Nam của TP.HCM sôi động về thông tin phát triển hạ tầng bất động sản, trái lại khu Tây lại chinh phục thị trường bằng sự phát triển âm thầm. Với sự tịnh tiến giá bất động sản không “nóng” như các khu vực khác và đi vào phân khúc nhà ở đáp ứng giá trị thực trên thị trường – khu Tây đang có được sự phát triển bền vững mà giới đầu tư bất động sản chuyên nghiệp cần đến.
Ngoài ra, theo quan sát, khu Tây TP.HCM – đặc biệt quận Bình Tân đang thu hút giới đầu tư với nhiều dự án bất động sản được triển khai, quỹ đất lớn, hạ tầng giao thông đầu tư mạnh. Địa bàn này cũng là nơi có dân số cơ học đông, nhiều trung tâm giao thương và công nghiệp mang đến sự tiện nghi về cuộc sống và công việc khiến nguồn cầu của thị trường nhà ở tăng trưởng ổn định.
Hạ tầng giao thông của khu Tây Sài Gòn ngày càng hoàn thiện với sự kết nối của các công trình giao thông trọng điểm như Quốc lộ 1A; tỉnh lộ 10; Quốc lộ 50; cao tốc TP.HCM – Trung Lương; cầu vượt An Sương; các tuyến cao tốc 10 tỉ USD TP.HCM – Mộc Bài (Tây Ninh) và TP.HCM – Cần Thơ; các tuyến Metro số 3A (Bến Thành – Tân Kiên); số 5 (ngã tư Bảy Hiền – cầu Sài Gòn)…
Vừa qua, trong danh sách 13 công trình giao thông mới TP.HCM được khởi công, khu Tây TP.HCM có đến 4 dự án: cầu Kênh A; cầu Kênh B và hệ thống thoát nước Hương Lộ 11 ở Bình Chánh; đường Trần Văn Giàu thuộc quận Bình Tân.
Nhìn chung, sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng giao thông ngoài việc đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của người dân còn giúp BĐS tại các khu vực này phát triển. Số người nhập cư lưu trú tại các quận huyện thuộc khu vực này có tốc độ tăng rất cao và luôn dẫn đầu về số lượng: 4 quận huyện có dân số đông nhất đều thuộc về khu Tây.
Lợi thế sẽ rõ nét hơn khi các tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương, tuyến metro số 6 Bình Phú kết nối giữa tuyến metro số 3A Bến Thành – bến xe miền Tây tại vòng xoay Phú Lâm và tuyến metro số 2 tại Bà Quẹo hoàn thành.
Ngoài các tuyến metro, TP.HCM cũng chuẩn bị khởi công tuyến đường Vành đai 3, giúp giao thông khu Tây Sài Gòn kết nối với các quận nội thành và Bình Dương, Đồng Nai, Long An thuận tiện hơn.
Ngoài ra, ngày càng nhiều tiện ích phục vụ nhu cầu của cư dân khu Tây Sài Gòn xuất hiện mang đến diện mạo mới cho khu vực này như cụm rạp chiếu phim Galaxy, trung tâm thương mại AOEN Mall, siêu thị BigC, siêu thị Coop mart, chuỗi cửa hàng tiện lợi của Circle K, công viên, trường học, bệnh viện…
Lợi thế lớn của khu Tây là có các bệnh viện vệ tinh như Nhi Đồng 3, Chợ Rẫy 2, Khu y tế kỹ thuật cao TP.HCM… Các trung tâm thương mại, hệ thống hạ tầng cũng được đầu tư hoàn chỉnh.
Trong tương lai, bất động sản khu Tây TP.HCM dự báo sẽ còn bùng nổ hơn nữa, khu vực này không chỉ là điểm trung chuyển trong mô hình phát triển đô thị tập trung và đa cực của TP.HCM mà còn là khu đô thị cửa ngõ với những dự án dân cư, hạ tầng kết nối cũng như các tiện ích về y tế, giáo dục và thương mại…
Với sự khởi động của tuyến đường sắt đô thị, quy hoạch hợp lý thì bất động sản khu Tây sẽ trở thành đối trọng xứng tầm với khu Nam và cả khu Đông của TP.HCM.
Trong hơn 30 năm qua, TP.HCM cũng đã thực hiện thành công nhiều dự án chỉnh trang, tái thiết một số khu vực đô thị cũ mà khu Tây là nơi “châm ngòi” đầu tiên cho chính sách này. Dự án đầu tiên là khu dân cư Xóm Cải, phường 8, quận 5, tiếp theo là đã chỉnh trang thành công một số khu vực đô thị tại các quận nội thành, mà điển hình là công tác chỉnh trang nhà trên và ven kênh rạch thuộc lưu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè; Tàu Hũ – Ruột Ngựa; Tân Hóa – Lò Gốm; Kênh Tẻ – Kênh Đôi; kênh Hàng Bàng; kênh Tham Lương-Rạch Bến Cát-Vàm Nước Lên; Xây dựng lại một số chung cư cũ bị hư hỏng nặng và tái định cư các hộ dân, tạo được diện mạo đô thị mới, “đổi đời” cho các khu vực lụp xụp, “ổ chuột” trước đây.
Với các yếu tố trên, có thể thấy khu Tây TP.HCM đang thay da đổi thịt từng ngày, diện mạo đô thị từng bước cải thiện.
Sự lựa chọn hiện nay của giới đầu tư
Với lợi thế giá đất và quỹ đất lớn còn nhiều, khu Tây Sài Gòn đã thu hút nhiều nhà phát triển bất động sản hội tụ về thay đổi diện mạo nơi này.
Đặc điểm đầu tư bất động sản ở khu Tây TP.HCM khá đặc biệt bởi nơi đây không chỉ thu hút các nhà đầu tư bất động sản tầm cỡ mà còn kéo theo các nhà đầu tư bất động sản tầm trung, các công ty bất động sản non trẻ. Cũng từ đây sự đa dạng và mới mẻ trong sản phẩm và phân khúc nhà ở cũng được hình thành.
Đơn cử tại khu vực quận 8, trong những năm trở lại đây đã xuất hiện nhiều tên tuổi doanh nghiệp bất động sản mới. Với tư duy phát triển bất động sản bền vững gắn vào giá trị thực, một số doanh nghiệp đã kiến tạo những khu đô thị vệ tinh, tiểu đô thị, khu nhà ở compound… giúp tạo lập những cộng đồng văn minh tại đây.
Chia sẻ về câu chuyện này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng vào khu Tây để đón đầu cơ hội khi hệ thống cơ sở hạ tầng tiện ích được nâng cao, bất động sản ở đây đang thể hiện cơ hội phát triển rõ nét.
Theo ghi nhận, giá đất khu Tây tại thời điểm này còn rẻ hơn nhiều so với các khu vực khác ở TP.HCM. Theo đó, giá đất ở khu Tây hiện ở mức 25-35 triệu/m2, so với Quận 9, Thủ Đức, Nhà Bè đang ở mức 40 triệu/m2, còn trung tâm như Quận 7, Quận 2 khoảng 70 – trên 100 triệu/m2.
Theo các chuyên gia, bất động sản khu Tây đang dần thu hút các nhà đầu tư khi tuyến metro số 2 được dự kiến sẽ sớm khởi động. Các dự án tại đây có tính thanh khoản và sinh lời tương đối tốt.
Từ dữ liệu của các đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy, tại các khu vực như quận 6, 8, 11, Bình Tân, Tân Phú và Tân Bình được xem là vùng trũng với giá đất cạnh tranh và giá căn hộ thấp nhất đô thị, nay ghi nhận giá bình quân căn hộ ở 1.202,42 USD/m2.
Mức giá này đã tăng trung bình 13,37%/năm khiến nhiều nhà đầu tư đã có lợi nhuận. Đặc biệt là ghi nhận biên độ tăng giá của một số dự án nhà phố, căn hộ tại khu vực quận 8.
Theo khảo sát, mức độ biến động giá BĐS khu Tây Sài Gòn rơi vào ngưỡng trung bình từ 20-25%/năm. Lúc thị trường diễn biến tốt, ở các dự án có lợi thế mặt tiền đường lớn giá có thể tăng lên mức 35%/năm.
Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho biết, nguồn cung dự án nhà ở giảm mạnh trong 03 năm gần đây. Theo đó, số lượng dự án năm 2018 giảm 6,2%; năm 2019 giảm 85,1% so với năm 2017. Riêng 06 tháng đầu năm 2020, giảm 30,7% so với 06 tháng đầu năm 2017.
Trong 20 dự án được giải quyết trong 06 tháng đầu năm 2020, thì chỉ có 09 dự án mới và 11 dự án cũ được điều chỉnh về quy mô hoặc chỉ tiêu quy hoạch.
Vì vậy, việc quy hoạch và phát triển các khu vực mới như khu Tây TP.HCM sẽ giúp thị trường BĐS kỳ vọng nguồn cung mới với đa dạng hóa phân khúc.
PHÒNG KINH DOANH AIO CITY BÌNH TÂN
Địa chỉ: 17 đường Tên Lửa, phường An Lạc A, quận Bình Tân, TP. HCM.
Điện thoại: 0933.060.080.
Email: aiocitybinhtan@gmail.com
Website: https://aiocity-binhtan.com.vn
Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/aiocitybinhtan